Mỗi một doanh nghiệp khi mới thành lập đã mang trong mình một BRAND STORY – câu chuyện thương hiệu về lịch sử, về lý do hình thành mà chắc chắn bất kỳ một thương hiệu nào cũng muốn chia sẻ câu chuyện đó đến với khách hàng của mình.
Vậy ý nghĩa thật sự của BRAND STORY là gì?
Câu chuyện thương hiệu là một câu chuyện liên kết bao gồm sự kiện và các cảm nhận của người kể được tạo bởi thương hiệu của bạn. Không giống như quảng cáo truyền thống, câu chuyện thương hiệu mang tính chất giới thiệu và kể về thương hiệu của bạn, câu chuyện phải truyền cảm hứng và cảm xúc cho người nghe/đọc. Những thứ có thể ảnh hưởng đến câu chuyện thương hiệu của bạn bao gồm sản phẩm, giá cả, lịch sử, chất lượng, tiếp thị, trải nghiệm tại cửa hàng, mục đích, giá trị, vị trí và – quan trọng nhất – những gì người khác nói về bạn.
Một phần lý do khiến khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn nằm ở BRAND STORY. BRAND STORY đầy cảm xúc hoặc truyền cảm hứng sẽ là cầu nối kết nối giữa khách hàng với thương hiệu, khiến khách hàng hài lòng về việc mua hàng của mình.
Tại sao cần xây dựng BRAND STORY?
Bạn có đồng ý với tôi rằng là những câu chuyện luôn mang lại một sức hút vô cùng đặc biệt không. Mỗi một câu chuyện sẽ mang một màu sắc và ý nghĩa làm cho người nghe/đọc có thể từ vui vẻ trở nên im lặng thậm chí bật khóc khi được nghe/đọc.
Sự tò mò sẽ khiến mọi người có xu hướng lắng nghe hơn, dù câu chuyện đó có giằng xé đến mức phát khóc thì mọi người vẫn muốn nghe. Nói sâu hơn thì câu chuyện chính là nơi chạm đến góc khuất sâu thẳm nhất của con người đó chính là tâm hồn, là cảm xúc, là những suy nghĩ. BRAND STORY có thể sẽ khiến mọi người hạnh phúc, có thể sẽ truyền cảm hứng khiến cho họ thay đổi quyết định hoặc thực hiện một hành động nào đó. Nhưng để điều này xảy ra, cần phải có một “lý do tại sao”.
Điều quan trọng nhất trong xây dựng BRAND STORY, kể chuyện chính là cách giao tiếp hiệu quả nhất, những câu chuyện ý nghĩa luôn là sợi dây gắn kết mọi người lại với nhau. Một câu chuyện được kể đúng cách sẽ tác động rất lớn đến đối tượng mục tiêu mà bạn hướng đến, giúp họ hiểu và có góc nhìn mới về thương hiệu của bạn.
BRAND STORY phải được kể bằng cá tính thương hiệu của bạn, bạn có thể kể về những sự kiện, những cột mốc đã diễn ra nhưng hãy nhớ trong cách kể chuyện thương hiệu, bạn nên giữ mọi thứ càng đơn giản càng tốt. Tập trung vào vấn đề, giải pháp và thành công trong câu chuyện mà bạn kể.
Vấn đề nên là trọng tâm của đầu câu chuyện. Giải pháp là ở giữa. Thành công là kết thúc. Sử dụng mô hình ba phần này giúp bạn tuân theo một mô hình tường thuật thông thường trong khi đảm bảo rằng bạn không đi lạc quá xa khỏi các khía cạnh quan trọng nhất của câu chuyện.
Xây dựng BRAND STORY không cần phải phức tạp.
Thương hiệu là một tài sản vô giá đối với doanh nghiệp, nó là tài sản giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng. Một câu nói nổi tiếng về thương hiệu cà phê toàn cầu Starbucks tôi được nghe là “Starbucks không bán cà phê, họ bán câu chuyện thương hiệu”, câu nói này chứng minh cho điều tôi nói ở trước đó là hoàn toàn đúng, “Thương hiệu” là một tài sản vô giá mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần chăm chút và phát triển.
Câu chuyện thương hiệu cho phép doanh nghiệp bạn giao tiếp nhiều hơn so với những gì bạn đang làm. Đây sẽ là trung gian truyền tải cho mọi người thông điệp mà bạn muốn gửi gắm trong câu chuyện đó. Khi bạn hiểu rõ được giá trị của thương hiệu, sứ mệnh thương hiệu phải gắn bó, bạn sẽ giúp mọi người dễ dàng gắn kết với nhau, hơn nữa bạn có thể lôi kéo được những nhân tài cùng chung chí hướng về với doanh nghiệp của mình.
Nguồn: alphamedia
Liên hệ WOGO nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin chi tiết hơn về BRAND STORY.
Email: Wogo.crypto@gmail.com
Zalo/Telegram: +849379993556