Trang chủ / Quản lý danh mục là gì? 03 bước thiết kế danh mục đầu tư hiệu quả trong Crypto

Quản lý danh mục là gì? Yếu tố nào tạo nên một danh mục đầu tư hiệu quả? Thiết kế danh mục đầu tư hiệu quả trong Crypto như thế nào?

Quản lý vốn và lập kế hoạch đầu tư là rất quan trọng trong bất kể thị trường tài chính nào từ chứng khoán đến Crypto. Thiết kế được một danh mục và kế hoạch giải ngân một cách khoa học sẽ giúp anh em đạt được rất nhiều lợi ích không chỉ trong thị trường mà còn trong cả đời sống hàng ngày.

Do đó, đội ngũ Coin98 Insights phát triển chuỗi bài viết với chủ đề “Quản lý danh mục đầu tư”, nhằm giúp anh em có thể tự mình xây dựng cũng như tối ưu phương pháp và danh mục đầu tư sao cho phù hợp với bản thân mình.

Chuỗi bài viết này sẽ bao gồm các chủ đề:

  • Tổng quan về quản lý danh mục.
  • Các lớp tài sản trong thị trường Crypto.
  • Cách xác định lợi nhuận và rủi ro trong danh mục đầu tư.
  • Các bước để xây dựng và đánh giá một Portfolio hiệu quả.
  • Một số chiến lược đầu tư cụ thể trên thị trường.

Trong bài viết đầu tiên, anh em hãy cùng mình tìm hiểu những nét tổng quan nhất trong việc xây dựng một Portfolio hiệu quả.

Quản lý danh mục – Nhân tố quan trọng trong đầu tư

Danh mục đầu tư là gì?

Danh mục đầu tư (hay Portfolio) có thể hiểu đơn giản là một “bộ sưu tập” gồm các loại tài sản khác nhau (Chứng khoán, hàng hoá, bất động sản, crypto,…).

Vậy tại sao lại là nhiều loại tài sản chứ không phải “all in” một tài sản với mức sinh lời cao nhất?

  • Rất đơn giản vì tương lai là rất bất định và khoản đầu tư nào cũng có rủi ro, do đó chúng ta không thể “all in” rồi khi rủi ro xảy ra, tài sản mà chúng ta dành dụm và tiết kiệm trong một khoảng thời gian dài “không cánh mà bay”.
  • Hơn nữa, việc có một Portfolio cũng sẽ giúp anh em không bỏ lỡ các cơ hội sinh lời cao khi sở hữu nhiều loại tài sản khác nhau.

Trong thực tế, khi tham gia vào thị trường Crypto nói riêng hay bất kể thị trường tài chính nào nói chung, chúng ta đều có Portfolio riêng của mình. Tuy nhiên, điểm khác biệt sẽ nằm ở việc Porfolio của anh em có được quản lý và phân bổ một cách khoa học hay không.

Lấy ví dụ đơn giản: Một danh mục gồm các token AMM top thuộc nhiều hệ sinh thái khác nhau. Với Portfolio này, anh em sẽ có lợi nhuận rất tốt nếu Category AMM hút dòng tiền, nhưng đồng thời cũng bỏ lỡ các cơ hội ở các Category khác. Chưa kể đến rủi ro dòng tiền không đi vào AMM trong giai đoạn đó nữa.

Quản lý danh mục đầu tư là gì?

Quản lý danh mục đầu tư là các hoạt động bao gồm:

  • Lựa chọn các loại tài sản để tạo thành một danh mục.
  • Phân bổ vốn một cách thích hợp để tối ưu giữa lợi nhuận và rủi ro của danh mục.
  • Theo dõi danh mục để có thể tái phân bổ vốn hoặc thay thế các tài sản mới sao cho phù hợp.

Việc quản lý danh mục sẽ dựa trên nhiều yếu tố như phân tích cơ bản, các số liệu thu thập được và dựa trên các phương pháp phân tích số liệu (mình sẽ giới thiệu sâu hơn trong các bài viết sau của series),… nhằm giúp người sở hữu danh mục đạt được mục tiêu tài chính của mình.

Tại sao chúng ta nên có một kế hoạch đầu tư cụ thể và khoa học?

Vậy lợi ích của việc có một danh mục đầu tư và phương thức quản trị danh mục khoa học là gì?

Hai lợi ích đầu tiên của việc có một kế hoạch đầu tư và Portfolio khoa học đó chính là tối ưu được lợi nhuận & phân bổ được rủi ro để đạt được mục tiêu tài chính của bản thân như mình đã đề cập bên trên.

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các lợi ích khác có thể kể đến như:

  • Có một tâm lý thoải mái khi đầu tư: Khi đã có một kế hoạch cũng như các kịch bản để đối phó với tài sản của mình khi có rủi ro xảy ra, anh em sẽ cảm thấy việc đầu tư rất thoải mái và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý tiêu cực – một vòng xoáy rất nguy hiểm trong đầu tư.
  • Kiểm soát được lòng tham: Đặt ra được mục tiêu và kế hoạch để đạt được mục tiêu đó ngay từ ban đầu, giúp anh em phần nào kiểm soát được lòng tham và tránh sa đà vào các dự án rất rủi ro như Ponzi hay các mô hình đa cấp, lừa đảo,…
  • Tập trung được vào công việc chính của mình: Khi có một tâm lý thoải mái, kiểm soát được lòng tham cũng như có một Framwork đầu tư khoa học, thời gian dành cho việc đầu tư của anh em sẽ được tối ưu hơn rất nhiều. Từ đó có thêm thời gian để tập trung vào công việc chính, nâng cao thu nhập, và dùng thu nhập đó để tái đầu tư để gia tăng Portfolio nhanh chóng và hiệu quả.

Như vậy, ngoài các mục tiêu về mặt tài chính thì có một kế hoạch và Portfolio một cách khoa học còn giúp anh em đạt được rất nhiều mục tiêu khác, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần.

Yếu tố tạo nên một danh mục đầu tư hiệu quả

Các lớp tài sản trong danh mục 

Yếu tố cơ bản để cấu thành nên một danh mục đầu tư là các tài sản trong đó, việc lựa chọn token nào để đầu tư và nắm giữ dựa trên các yếu tố cơ bản sau:

  • Dự án đó thuộc category nào?
  • Hệ sinh thái mà dự án đang phát triển trên đó.
  • Category hoặc hệ sinh thái này có đang/sẽ thu hút dòng tiền?

Hiện nay trên thị trường Crypto có thể phân thành rất nhiều loại tài sản (những token/coin với cùng category) khác nhau, nhưng mình có thể liệt kê ra một vài Crypto Assets như sau:

  • Blockchain nền tảng.
  • Các token thuộc những mảnh ghép DeFi khác nhau.
  • Các vị thế Long/Short, hợp đồng phái sinh.
  • Interest bearing token.
  • NFTs.
  • Social Token, Meme Token,…
  • Others.

Về từng loại coin/token khác nhau, đội ngũ Coin98 Insights cũng đã có rất nhiều bài viết nhằm cung cấp thông tin và những phân tích đánh giá xung quanh category đó. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho anh em trong việc chọn ra các loại tài sản để đưa vào danh mục đầu tư của mình.

Ngoài ra, chúng mình cũng có chuỗi các bài viết về Ecosystem Panorama, cập nhật các tin tức quan trọng của các hệ sinh thái trong tuần, nhằm giúp anh em có thể nhận biết được dòng tiền hiện nay đang ở đâu trên thị trường để có thể phân bổ vốn cho phù hợp.

Về cụ thể phải chọn loại token nào để đưa vào danh mục đầu tư thì khá phức tạp, mình sẽ phân tích cụ thể hơn cho anh em trong một bài viết khác trong Series này.

Trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ chỉ lấy một ví dụ đơn giản như sau:

Trong bối cảnh thị trường Crypto hiện tại rất nhiều các đồng coin, token thuộc các hệ sinh thái và các mảnh ghép khác nhau từ Blockchain nền tảng, DeFi đến Gaming NFT và Metaverse ⇒ Cơ hội để có entry tốt hiện nay là khá hiếm.

Do đó, là một người có khẩu vị rủi ro không quá cao, các tài sản được mình ưu tiên lựa chọn bao gồm Blockchain nền tảng, Interest bearing token, Launchpad token, Gaming NFTs và tìm kiếm cơ hội trong mảng Derivatives.

  • Blockchain nền tảng và Interest bearing token: Sự lựa chọn này sẽ giúp mình cảm thấy an toàn hơn vì đây là những khoản đầu tư với rủi ro khá thấp trong thị trường Crypto. Hơn nữa với biến động giá thấp (so với các đồng khác) thì các đồng Blockchain nền tảng khi Farmingtrên AMM cũng sẽ có mức tổn thất vô thường (IL) khá dễ chịu.
  • Launchpad token: Do bối cảnh hiện tại rất khó có entry tốt để đầu tư, nhờ đó sở hữu Launchpad token để có được lợi thế về entry sẽ là sự lựa chọn tiếp theo của mình.
  • Gaming NFTs: Thông qua quan sát có thể thấy rằng trend Gaming vẫn đang khá hot và thu hút dòng tiền hiện nay, do đó đây cũng có thể là một category cần quan tâm.
  • Derivatives: Ở trong mảng này mình chưa thấy có nhiều dự án nổi bật ở trên các hệ sinh thái khác nhau, thị trường cũng chưa tỏ ra quá quan tâm với category này, do đó đây sẽ là một category mình đánh giá là sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất, đồng thời cũng có rủi ro cao nhất trong danh mục.

Trên đây là một ví dụ về danh mục đầu tư của mình, với danh mục kể trên sẽ có câu hỏi đặt ra là: Gaming và NFTs vẫn đang có dòng tiền mạnh, tại sao chúng ta không đặt cược hết danh mục vào đó?

Câu trả lời rất đơn giản nằm ở việc đa dạng hoá rủi ro.Giả sử vào một ngày đẹp trời, category Gaming giảm mạnh đột ngột và Portfolio của anh em chỉ toàn Gaming token thì đó thực sự là một thảm hoạ.

⇒ Do đó, việc lựa chọn các loại tài sản để đầu tư là một yếu tố rất quan trọng và là khởi đầu trong việc quản trị danh mục.

Lợi nhuận và rủi ro

Việc xác định lợi nhuận kỳ vọng cũng như đo lường rủi ro của danh mục sẽ giúp anh em có thể phân bổ vốn cho từng lớp tài sản trong danh mục của mình một cách hợp lý. Bên cạnh đó, xác định lợi nhuận kỳ vọng và đo lường rủi ro còn giúp anh em có thể chốt lời hoặc cắt lỗ một cách hợp lý.

Về cách xác định lợi nhuận kỳ vọng và dự phóng nói chung thì anh em có thể căn cứ dựa trên các yếu tố:

  • So sánh Market cap với các dự án trong category tương tự.
  • Đánh giá dòng tiền trên hệ sinh thái mà dự án đó xây dựng.
  • Dựa trên đội ngũ phát triển, backers.

Đối với một số tài sản có lịch sử phát triển lâu dài và dữ liệu giá đầy đủ, có thể thu thập số liệu và dự phóng dựa trên một số phương pháp liên quan tới xác suất thống kê (phần này khá kỹ thuật nên mình sẽ đề cập trong một bài viết khác thuộc Series).

Đối với việc đo lường rủi ro cũng tương tự, sẽ cần khá nhiều phương pháp mang tính kỹ thuật cao mà mình sẽ giới thiệu sau cho anh em, một cách đơn giản sẽ có 2 cách:

  • Định tính: Dựa trên việc phân tích cơ bản và dự phóng về Protocol, anh em có thể ước lượng được giá có thể giảm đến mức đáy là bao nhiêu (ví dụ Market cap của token sẽ giảm về bằng với Treasury của dự án trong trường hợp xấu nhất). Ngoài ra, cũng còn rất nhiều loại rủi khác có thể đánh giá định tính được như Bank run, Rug Pull, Smart contract exploit,…
  • Định lượng: Trong tài chính truyền thống, phương pháp này rất hay được sử dụng do các lớp tài sản ở đó có nhiều dữ liệu lịch sử để thực hiện phân tích.

⇒ Tóm lại việc xác định lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro sẽ cho phép chúng ta phân bổ được nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý và tối ưu.

Về cơ bản danh mục này sẽ bao gồm:

  • 60% là nhà (đầu tư với mức đòn bẩy 4.5 – 5 lần), bình quân lợi nhuận 10%/năm.
  • 30% phân bổ vào một quỹ cổ phiếu ở Anh với mức lợi nhuận trung bình 8%/năm.
  • 10% còn lại là BTC (lấy giá cuối năm 2016 là $950) với mức lợi nhuận 308%/năm.

Như vậy, 90% tài sản của danh mục sẽ được phân bổ vào các lớp tài sản khá chắc chắn và có mức tăng trưởng rất ổn định hàng năm.

⇒ Lợi nhuận nếu mất trắng BTC sẽ là 0.6*10% + 0.3*8% = 8.4%/năm.

Tuy nhiên nhờ vào BTC có ROI rất ấn tượng do đó lợi nhuận của danh mục là 39.2%/năm.

Do đó chúng ta đã có một danh mục sinh lời rất an toàn. Con số 8.4% hay 39.2% thoạt nhìn thì có vẻ thấp, tuy nhiên nếu với một số vốn lớn thì mức lợi nhuận này cũng khá đáng kể. Chưa tính đến việc không mất nhiều thời gian để quản lý danh mục và có thể tập trung vào công việc chính của bản thân mình.

03 bước cơ bản để thiết lập một danh mục đầu tư

Quy trình này sẽ gồm 3 bước là Planning, Execution và Feedback.

Bước đầu tiên là Planning, trong bước này anh em sẽ cần phải xác định các yếu tố sau:

  • Mục tiêu danh mục: Xác định được mục tiêu sẽ giúp anh em có được đích đến rõ ràng để phục vụ cho các bước sau như lựa chọn tài sản trong danh mục, phân bổ vốn hay thời gian đầu tư,… Mục tiêu đầu tư phải phù hợp với khả năng và kiến thức mà anh em có trên thị trường.
  • Khẩu vị rủi ro: Xác định khẩu vị rủi ro sẽ giúp việc lựa chọn các tài sản đầu tư dễ dàng hơn.
  • Thời gian đầu tư: Cũng tương tự như xác định khẩu vị rủi ro và mục tiêu danh mục, khoảng thời gian đầu tư cũng rất cần thiết trong kế hoạch tài chính. Một khoảng thời gian đầu tư dài thường sẽ có mức độ rủi ro thấp hơn so với khoảng thời gian đầu tư ngắn với cùng một mục tiêu.
  • Thanh khoản cần thiết: Một cách hiểu đơn giản, nếu anh em có vốn nhỏ thì tham gia retroactive, airdrop hoặc IDO với một lượng allocation vừa phải sẽ giúp anh em tăng portfolio rất nhanh. Nhưng đối với người có nguồn vốn lớn thì lợi nhuận thu được từ các hoạt động trên gần như không đáng kể, họ sẽ phải có cách phân bổ vốn khác để phù hợp với tài khoản của mình.

Bước thứ hai trong việc xây dựng danh mục đầu tư là Execution (hay là bước thực thi). Trong bước này anh em sẽ dựa trên bước Planning đi kèm với các yếu tố về các lớp tài sản trong danh mục, lợi nhuận và rủi ro như mình đề cập phía trên.

Mục tiêu của bước này sẽ là giúp anh em đưa ra được danh mục đầu tư phù hợp nhất tối ưu được lợi nhuận và phân bổ rủi ro.

Bước cuối cùng là Feedback, do thị trường tài chính nói chung và crypto nói riêng luôn biến động nên việc theo dõi, đánh giá và tái phân bổ nguồn vốn một cách thường xuyên là luôn cần thiết.

Một số kinh nghiệm cá nhân về quản lý danh mục

Mình đã phân bổ tài sản đầu tư như thế nào?

Trong phần này, mình sẽ chia sẻ với anh em danh mục đầu tư của mình trong thị trường Crypto cũng như một vài nguyên tắc cá nhân trong quản trị danh mục. Hy vọng đây có thể là một nguồn để anh em có thể tham khảo phục vụ trong việc xây dựng danh mục của riêng mình.

Hiện nay, danh mục của mình cũng khá tương đồng với ví dụ mà mình đưa ra trong phần trên của bài viết, cụ thể bao gồm:

  • Các đồng Blockchain nền tảng.
  • Launchpad token.
  • Gaming NFTs.
  • Derivatives.
  • Cross-chain Bridge.
  • Và tất nhiên không thể thiếu Stablecoin (từ việc chốt lời hoặc cắt lỗ trong các lần feedback danh mục trước đó).

Ngoài các lý do mà mình đã đưa ra bên trên, danh mục của mình còn có thêm Cross-chain Bridge là vì hiện nay có rất nhiều hệ sinh thái đang được phát triển, do đó những chiếc cầu nối thanh khoản giữa các Blockchain khác nhau là rất quan trọng.

Ngoài ra, còn một lý do nữa khiến mình hold các Blockchain nền tảng dù lợi nhuận kỳ vọng hiện tại không còn cao, đó là vì nhận được nhiều incentives từ hệ sinh thái.

  • Thường các Protocol sẽ có các chương trình Liquidity Farming mà có cặp Farm với các đồng Blockchain nền tảng ⇒ Hold sẽ có thể Add Pair để Farm tận dụng mức APY rất cao ban đầu.
  • Một số các đồng như LUNA khi hold và staking thì sẽ nhận được khá nhiều Airdrop, hoặc như Polkadot thì DOT có thể được sử dụng để tham gia Crowloan.

Về việc phân bổ nguồn vốn trong Crypto, mình đơn giản là chia đều do các lớp tài sản thuộc các thị trường khác của mình đã được tính toán để phân bổ rủi ro.

Một vài nguyên tắc được mình áp dụng với danh mục Crypto bên trên:

  • Tiền luôn phải làm việc, mình khá ít khi giữ token ở trong ví của mình mà sẽ luôn cố gắng tìm các nguồn Yield để thực hiện Farming kể cả với Stablecoin (tất nhiên đều sẽ tính toán các chi phí như IL hay Gas Fee).
  • Không để toàn bộ Fund của mình tập trung trên một Blockchain hay một Protocol nhất định. Do các protocol luôn có các rủi ro về smart contract nên sẽ khá nguy hiểm nếu để toàn bộ fund trong một Protocol.
  • Sử dụng ví riêng để tham gia Retroactive hoặc các chương trình Airdrop.
  • Thực hiện theo dõi, update thông tin về thị trường thường xuyên và liên tục để có thể tái phân bổ vốn phù hợp.

Quản lý danh mục khoa học đã giúp mình đạt được những gì? 

Bản thân cá nhân mình có một danh mục đầu tư bao gồm khá nhiều lớp tài sản ở các thị trường khác nhau. Tuy độ tuổi còn khá trẻ nhưng mình không phân bổ phần lớn tài sản vào thị trường Crypto như nhiều người bạn mà mình quen biết.

Điều này có thể khiến mức lợi nhuận mình thu được có thể sẽ thấp hơn trong mùa Bull run của thị trường Crypto nhưng bù lại, quá trình đầu tư của mình khá thoải mái do không phải lo lắng quá nhiều nếu danh mục Crypto biến động mạnh.

Khi có một tâm lý thoải mái và một quy trình đầu tư, mình sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc research cũng như học các kỹ năng và kiến thức mới.

Thị trường tài chính luôn có rất nhiều cơ hội, do đó có một danh mục đầu tư khoa học, một kế hoạch cụ thể, một nền tảng kiến thức vững chắc, kèm theo tâm lý thoải mái sẽ giúp anh em thực hiện được mục tiêu tài chính trong dài hạn.

Lời kết

Như vậy, thông qua bài viết, mình đã giới thiệu cho anh em một cách tổng quan nhất về cách xây dựng cũng như quản lý danh mục đầu tư một cách khoa học.

Nguồn: C98

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ tới cộng đồng để mọi người cùng biết tới nhé. Cảm ơn mọi người đã xem bài viết. Chúc mọi người đầu tư thành công!

Đừng quên theo dõi các kênh cộng đồng của WOGO Capital để cập nhật tin tức sớm nhất nhé.

Hãy tham gia các nhóm công đồng của chúng tôi tại: