Trang chủ / FOMO là gì? FUD là gì? 04 Tips tránh các hội chứng tâm lý khi đầu tư Crypto
FOMO là gì? FUD là gì? Tác hại và biểu hiện của hội chứng FOMO & FUD là gì? Xem ngay 04 tips để vượt qua các hội chứng này tại đây!!!

Chắc hẳn những anh em mới tham gia vào thị trường tiền điện tử cũng đã nghe qua ít nhất một lần về 2 thuật ngữ FOMO và FUD. Nhưng vẫn chưa hiểu rõ về 2 thuật ngữ này có ý nghĩa gì trong thị trường tiền điện tử này.

Trong bài viết này, mình sẽ giải thích theo cách đơn giản nhất cho anh em mới bước chân vào thị trường tiền điện tử có thể hiểu rõ về 2 thuật ngữ này. Từ khái niệm FOMO là gì & FUD là gì, tác hại của chúng và cách tránh bị FOMO, FUD như thế nào để đảm bảo tài sản của mình trong giao dịch tiền điện tử.

FOMO là gì?

FOMO là từ viết tắt của Fear Of Missing Out, tức hội chứng sợ bỏ lỡ, thể hiện nỗi sợ bỏ lỡ lợi nhuận có thể kiếm được nếu anh em không mua một đồng tiền điện tử nào đó càng sớm càng tốt, bất kể giá hiện tại của nó là bao nhiêu.

Trong thị trường Crypto, yếu tố cảm xúc được sử dụng để thúc đẩy giao dịch xảy ra nhiều hơn là tính hợp lý, vì vậy FOMO là một yếu tố có ảnh hưởng lớn lên quá trình ra quyết định giao dịch tiền điện tử.

FOMO: Fear Of Missing Out

Ví dụ: Giả sử anh em không có ý định vào bất kỳ đồng coin nào và đang ngồi lướt telegram ở các cộng đồng đầu tư crypto. Bỗng dưng, anh em nhận thấy nhiều group đang bàn tán về việc hợp tác giữa 1 công ty lớn với dự án A và có khả năng sẽ tăng mạnh.

Lúc này, anh em vào kiểm tra giá của token A và anh em thấy rằng token A tăng liên tục và tăng rất nhanh. Ngay bây giờ, anh em sẽ cảm thấy nếu mình không mua token A thì sẽ lỡ mất cơ hội kiếm lợi nhuận.

Sau đó, anh em ra quyết định mua vào token A bất chấp giá của nó đã tăng bao nhiêu phần trăm trước đó đi nữa. Như vậy, có thể nói rằng anh em đã bị FOMO.

FUD là gì?

FUD là từ viết tắt của 3 từ Fear, Uncertainty, Doubt ám chỉ nỗi sợ hãi, nghi ngờ và không chắc chắn về thông tin xấu được phát tán từ các nguồn không xác định của một đồng tiền điện tử nào đó (thường là Bitcoin).

Các trader có xu hướng bán tháo đồng coin bị FUD bất chấp giá hiện tại của nó là bao nhiêu, gây ra hiệu ứng Panic Sell (tức bán tháo ồ ạt) khiến cho giá trị của đồng coin đó bị giảm nhiều trong thời gian ngắn.

FUD: Fear, Uncertainty, Doubt

Ví dụ: Anh em đã vào lệnh mua token A và đang chờ tăng giá để bán. Vài ngày sau, bỗng dưng anh em thấy xuất hiện tin tức đồng A sẽ bị delist (gỡ khỏi) sàn giao dịch, kèm với chứng cứ là 1 tấm hình được giả mạo sẽ khiến anh em hoang mang.

Ngay lập tức, anh em kiểm tra trong nhiều cộng đồng telegram khác vẫn thấy tin tức này được bàn luận khá nhiều. Lúc này, anh em sẽ dễ bị rơi vào tình trạng sợ hãi nếu token A bị delist thật thì khả năng anh em mất tiền rất cao.

Khi đó, tâm lý anh em chỉ còn tập trung đến việc bảo toàn tài sản của mình mà bán tháo token A với giá ít lỗ nhất có thể. Và nhiều người cùng nghĩ như thế, khi nhu cầu mua không có nhu cầu bán quá cao làm cho giá sẽ giảm đi nhiều so với mức trước khi bị FUD.

Ai sẽ là người gây FOMO & FUD?

Thật ra, FOMO và FUD là công cụ rất lợi hại được các tổ chức, các nhân có tầm ảnh hưởng trong thị trường tiền điện tử áp dụng để phục vụ những lợi ích riêng của họ.

Thông thường các tổ chức tạo FOMO hoặc FUD sẽ nắm quyền kiểm soát hoặc có ảnh hưởng lớn lên nhiều kênh truyền thông lớn, từ đó họ có thể tạo ảnh hưởng đến nhiều trader nhất có thể.

  • FOMO được dùng như một công cụ đẩy giá của đồng tiền điện tử lên cao với mục đích tạo thanh khoản để CHỐT LỜI.
  • FUD lại là công cụ dùng để dìm giá đồng tiền điện tử với mục đích GOM VÀO càng nhiều đồng tiền điện tử đó nhất có thể trước khi kích hoạt FOMO để chốt lời.

Hậu quả do FOMO và FUD gây ra

Những trader ít kinh nghiệm trong thị trường sẽ dễ mắc phải 2 hiệu ứng này, và hậu quả dễ dàng nhận thấy nhất đó là tài sản của họ giảm dần sau mỗi lần bị FOMO hoặc FUD.

Nhưng, hậu quả lớn hơn đó là khiến trader không còn tin vào nhận định, quyết định của bản thân khi vào lệnh, vì trước đó đã bị thua lỗ rất nhiều do FOMO và FUD. Và một khi một trader không còn tin nhận định của mình nữa thì khả năng cao tài sản của trader đó sẽ về 0.

Lừa đảo bằng cách tạo hiệu ứng FOMO, FUD

Đây là trường hợp tệ hơn của hậu quả trên, khi người dùng bị những người cao tay hơn tung tin FUD hoặc FOMO một cách có chủ đích, nhằm khiến nạn nhân ở trong giai đoạn không ổn định về mặt tinh thần mà có những hành động sai lầm như bán hoặc mua vô tội vạ.

Sau đó, những người tạo FOMO và FUD sẽ thực hiện ngược lại, đó là mua vào hoặc xả mạnh số coin của họ, khiến người mới “đu đỉnh” một cách oan ức. Trường hợp này thường gặp ở những dự án không có tên tuổi, hoặc đội ngũ dự án đã có tiền lệ làm những việc này ở các dự án trước.

Những biểu hiện khi mắc hội chứng FOMO, FUD

Trước khi đi vào vấn đề chính thì anh em cùng xem mình có nằm trong diện hay bị FOMO và FUD tác động lên quyết định giao dịch hay không.

Thông thường, anh em hay bị mắc hội chứng FOMO, FUD sẽ là những trader ít kinh nghiệm trên thị trường, và sẽ có những dấu hiệu như:

  • Nôn nóng trong khi giao dịch.
  • Không có kế hoạch giao dịch trước khi vào lệnh.
  • Giao dịch theo tin tức nhưng không cập nhật thị trường đủ nhanh.
  • Kỹ thuật phân tích còn chưa cứng dẫn đến dễ bị lung lay nhận định.

04 cách vượt qua tâm lý FOMO và FUD khi đầu tư

Nếu anh em có nào có những dấu hiệu như trên thì có thể tham khảo một số cách tránh bị FOMO và FUD ở bên dưới đây:

  • Cập nhật kiến thức trading thật chắc chắn sẽ giúp anh em kiên định hơn với phân tích đánh giá của mình.
  • Luôn có kế hoạch giao dịch trước khi vào lệnh. Phải có điểm dừng lỗ stoploss, điểm vào lệnh entry, điểm bán ra target, kế hoạch phân bổ vốn bao nhiêu,… trước khi giao dịch.
  • Phải thật sự kiên nhẫn, kiên định theo kế hoạch giao dịch của mình. Không hấp tấp, nôn nóng để vào lệnh.
  • Hạn chế giao dịch theo tin tức, sự kiện. Đồng thời, tập quan sát thị trường thật sát để có độ nhạy về thị trường.

Theo kinh nghiệm cá nhân, dường như FOMO và FUD sẽ không thể nào biến mất ở mọi người, bất kể kinh nghiệm già dặn đến đâu. Bởi vì chúng ta không chỉ đầu tư, mà còn có cuộc sống bên ngoài.

Giả dụ trong trường hợp, anh em gặp một sự cố không may ở ngoài đời thật trong lúc chuẩn bị vào lệnh, sẽ khiến tâm lý chúng ta bị rối loạn ngay. Lúc này, nếu không thật sự tỉnh táo, ra vào lệnh chỉ đơn giản giống như một trò chơi may rủi.

Nên các lời khuyên trên chỉ có thể giảm đi đáng kể thiệt hại khi bị FOMO hoặc FUD, chứ không thể nào chấm dứt hoàn toàn được.

Lời kết

Nhìn vào mặt tiêu cực FOMO và FUD tạo ra hậu quả lớn cho những anh em mắc phải cùng với đó là sự tụt giảm số tài sản qua mỗi lần bị FOMO, FUD. Nhưng, nếu nhìn vào mặt tích cực thì FOMO và FUD vẫn có thể giúp anh em kiếm được lợi nhuận khi và chỉ khi anh em đủ bình tĩnh, đủ sự bản lĩnh để tận dụng cơ hội.

Vì bản chất Crypto là một zero game, tức khi một người mất tiền sẽ có một người kiếm được lợi nhuận trên thị trường này. Và quan trọng anh em sẽ là người nào? Mất tiền hay kiếm được tiền?

Hy vọng qua bài viết này, anh em đã hiểu hơn về hội chứng FOMO & FUD là gì, cũng như các tác hại và cách tránh các hội chứng tâm lý này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, anh em hãy comment ngay phía dưới để thảo luận cùng Wogocapital nhé!

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ tới cộng đồng để mọi người cùng biết tới nhé. Cảm ơn mọi người đã xem bài viết. Chúc mọi người đầu tư thành công!

Đừng quên theo dõi các kênh cộng đồng của WOGO Capital để cập nhật tin tức sớm nhất nhé.

Hãy tham gia các nhóm công đồng của chúng tôi tại: